Kết quả tìm kiếm cho "ngư dân háo hức"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 280
Ở quê tôi, nếp không chỉ là lương thực, mà là một phần ký ức. Từ nếp mà thành bánh tét, bánh ít, bánh tro... Cũng từ nếp mà có gói xôi, thứ quà sáng mộc mạc gắn bó với tuổi thơ của tôi và bao đứa trẻ nông thôn.
Những ngày này, khắp mọi miền Tổ quốc ngập tràn không khí hân hoan, tự hào khi các tầng lớp nhân dân cùng nhau chung vui hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Từ bắc vào nam, nơi đâu cũng rộn ràng những chương trình giàu ý nghĩa - như những thanh âm rực rỡ trong bản hùng ca bất tận về hòa bình, độc lập và khát vọng dựng xây đất nước.
Mãn nhãn, tự hào, xúc động là cảm xúc của nhiều người dân, du khách sau khi trực tiếp xem buổi Lễ kỷ niệm diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Những năm 70 của thế kỷ 20 đã ghi dấu ấn đẹp của một thế hệ học sinh-sinh viên Việt Nam với phong trào "Xếp bút nghiên lên đường ra trận." Đây không chỉ là câu chữ của những thanh niên yêu nước, đó còn là ý chí và niềm tin ở ngày mai chiến thắng.
Trong khi nhiều người háo hức chuẩn bị cho những chuyến đi xa, hay sum họp đông vui nhân kỳ nghỉ lễ 30/4, vẫn có không ít người lặng lẽ chọn tiếp tục làm việc, tạm gác lại mong muốn cá nhân. Bởi với họ, kỳ nghỉ không chỉ là thời điểm nghỉ ngơi, mà còn là khoảng lặng để đối diện với thực tại.
Tháng Ba âm lịch luôn mang đến những âm ba, sắc màu tươi mới. Đó là tiếng chim líu lo chuyền cành mỗi sớm; là màu nắng, màu lá, màu hoa; là những hương vị vừa quen, vừa lạ. Bởi thế tháng Ba không chỉ mang đến cảm xúc hân hoan mà còn đánh thức những khắc khoải, đợi mong, gọi về hoài niệm những ngày tháng cũ...
Từ chỗ chỉ là “chặng dừng” trên hành trình đấu tranh thống nhất, vĩ tuyến 17 nhanh chóng trở thành tâm điểm của thời cuộc, thu hút sự quan tâm không chỉ của quân dân cả nước mà còn của dư luận quốc tế khi nơi đây trở thành cuộc đối đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và các thế lực tay sai. Nhân dân cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ: Bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền nam.
Thời điểm này, những cơn mưa đã ghé thăm núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) mang theo sự mong chờ của nhà vườn và du khách về mùa trái mới. Trong đó, mùa dâu núi Cấm đã trở thành nét đặc trưng của “nóc nhà miền Tây”, với vẻ đẹp bình dị mà nên thơ, hiếm nơi nào có được.
Định kỳ mỗi cuối tuần, chiến sĩ mới lại háo hức chờ đợi gia đình đến thăm, động viên sau những ngày học tập, rèn luyện vất vả. Người nhà của chiến sĩ cũng thế, bận rộn chuẩn bị đồ đạc, rời nhà từ sáng sớm để tranh thủ từng phút được gặp “chú bộ đội” của gia đình.
Ngày nay, ở thành thị hay nông thôn, những chiếc xe bán kẹo kéo có những vòng quay số đơn sơ của ngày xưa đã vắng bóng. Thay vào đó là những thanh kẹo đóng gói sẵn được bán bởi những người hát rong và những đứa trẻ ngày nay cũng không mấy thiết tha với loại kẹo bình dị ấy nữa.
Những nông dân chân đất chuyên lặn vét bùn dưới đáy ao, hầm nuôi cá nói vui với nhau, đây là nghề “ăn cơm dương gian, làm chuyện âm phủ”. Hàng ngày, họ trầm mình xuống đáy nước tăm tối, cơ cực mưu sinh để nuôi gia đình.